Ressources numériques en sciences humaines et sociales OpenEdition Nos plateformes OpenEdition Books OpenEdition Journals Hypothèses Calenda Bibliothèques OpenEdition Freemium Suivez-nous

Centenaire de la revue Nam Phong (1917-2017)

La revue Nam Phong [Vent du Sud] fondé en 1917, dont la parution est arrêtée en 1934, a comme directeur et rédacteur en chef Phạm Quỳnh (1892-1945). Cette publication joue un rôle important dans la défense et l’enrichissement de la langue vietnamienne. Elle participe aussi à la recherche des solutions aux problèmes sociaux et politiques du Vietnam à l’époque.

A l’occasion du centenaire de Nam Phong (7/1917 – 7/2017), le critique littéraire Nguyễn Hữu Sơn, de l’Institut de littérature du Vietnam, a retracé les apports principaux de Nam Phong à l’évolution socio-politique et littéraire du Vietnam pendant les années 1920 et 1930. Les problèmes posés par la jeunesse et la femme vietnamiennes, par le paysannat et par le mandarinat y sont les sujets de débat brûlants. En littérature, les nouveaux formes d’écriture – le récit de voyage et la nouvelle – s’y manifestent. En particulier, l’influence des auteurs français sur les auteurs vietnamiens de l’époque y sont marquée. 

Les sciences et les arts n’ont pas été négligés dans la revue Nam Phong qui, par ses articles, propage auprès du public vietnamien la compréhension des beaux-arts, de la science, de la technique d’Occident et tente de suggérer des attitudes et actions plus scientifiques, plus modernes, dans le public. 

En conclusion, Nguyễn Hữu Sơn a insisté qu’il fallait changer d’angle de vue par rapport à la revue Nam Phong ainsi qu’à son équipe des rédacteurs dont Phạm Quỳnh est directeur. Il s’agit de reconnaître la publication plutôt comme une manifestation nationaliste que comme un outil d’instruction des autorités coloniales. Au départ, elle a été créée par le Directeur des Affaires politiques de la Sûreté générale, Louis Marty dans le but de démontrer la mission civilisatrice de l’entreprise coloniale. Mais durant dix-sept ans d’existence, Nam Phong parvient à promouvoir le quốc ngữ – l’écriture romanisée de la langue vietnamienne et à contribuer à former une culture nationale dans le contexte de l’influence occidentale. 

A notre point de vue, Nam Phong est une référence très importante pour l’étude de la littérature vietnamienne francophone. Elle nous permet de connaître le contexte socio-historique, politique où cette littérature prend son essor. Les débats sur les influences européennes à la société et à la vie intellectuelle du Vietnam concernent étroitement les thématiques majeures qu’expriment les auteurs vietnamiens francophones.

 

La revue Nam Phong, d'abord mensuelle, puis bi-mensuelle dans sa dernière année, compte en tout 210 numéros. La collection complète représente environ 10.000 pages, sur 2 colonnes (format 17,5 X 25,5). De 1917 à 1922, elle a comporté deux parties, un en quốc ngữ (langue vietnamienne et écriture romanisée), partie de beaucoup la plus importante et une autre en caractères chinois. Ensuite, à partir d'octobre 1922, a été ajoutée une troisième partie en langue française. 

NHẬN DIỆN TƯƠNG QUAN CHÍNH TRỊ VÀ VĂN HỌC

QUA TRƯỜNG HỢP NAM PHONG TẠP CHÍ (1917-1934)

 

Texte en vietnamien par Nguyễn Hữu Sơn

Institut de Littérature – Académie des Sciences sociales du Vietnam

 

  1. Việc nhận diện tương quan chính trị và văn học qua trường hợp Nam phong tạp chí (1917-1934) trước hết cần đặt tạp chí này trong bối cảnh lịch sử – văn hóa dân tộc giai đoạn nửa đầu thế kỷ XX, dưới chế độ thực dân nửa phong kiến ở Việt Nam và xu thế thực dân hóa trên thế giới đã vượt qua cao trào và chuyển dần sang giai đoạn thoái trào. Thời điểm ra đời Nam phong tạp chí (1917) rơi vào khoảng lặng giữa hai cuộc khai thác thuộc địa của nhà nước thực dân Pháp, lần thứ nhất (1897-1914) và lần thứ hai (1919-1929). Sự tồn tại qua 17 năm của Nam phong tạp chí hoàn toàn nằm trong quĩ đạo của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai, khi thực dân Pháp đã căn bản dẹp xong các cuộc kháng cự, từng bước đạt được sự ổn định và phát triển. Trên nền tảng thực tại đời sống tư tưởng, kinh tế, xã hội đã tạo đà cho học thuật, văn chương nghệ thuật, báo chí, xuất bản phát triển lên một tầm mức mới. Ở đây cần đặc biệt coi trọng quan điểm lịch sử cụ thể, nhận diện đúng các đặc điểm và xác định đúng mức giá trị, ý nghĩa tiến bộ của Nam phong tạp chí, hạn chế tối đa lối đánh giá cực đoan, quy kết một chiều như đã từng đối xử với tổ chức Tự lực văn đoàn, phong trào Thơ mới, tư trào văn học lãng mạn và các nhóm Tri tân, Thanh nghị, Xuân thu nhã tập, v.v…
  2. Việc xác định tương quan giữa chính trị và văn học trên Nam phong tạp chí cần được xem xét, khảo sát đồng bộ ở ba phương diện cơ bản: Vai trò đội ngũ tác giả – Định hướng sáng tác – Hoạt động nghiên cứu, lý luận, phê bình và dịch thuật.

2.1. Vấn đề cần nhận thức và đi sâu khảo sát trước hết là định hướng tổ chức chính trị và đội ngũ tác giả đã làm nên lịch sử của Nam phong tạp chí, tức là tìm hiểu thực chất mối quan hệ giữa người chủ trương và những người thực thi, thực hiện…

Không có gì phải bàn cãi việc ngài Albert Pierre Sarraut (1872-1962), quan cai trị, chính khách đương nhiệm Toàn quyền Đông Dương lần hai (1917-1919), đã chỉ đạo Louis Marty, Giám đốc Phòng An ninh và chính trị Đông Dương làm người sáng lập Nam phong tạp chí cùng học giả 25 tuổi Phạm Quỳnh làm Chủ bút kiêm Chủ nhiệm. Không chỉ với Nam phong tạp chí, Phủ Toàn quyền và Nhà nước bảo hộ Pháp đương thời còn khai sinh, bảo trợ cho Viện Viễn Đông bác cổ (từ 1900) và các tờ Gia Định báo (1865-1910), Đại Nam đồng văn nhật báo (1907), Đại Việt tân báo (1905-1908), Lục tỉnh tân văn (1907-1944), Đông Dương tạp chí (1913-1939), Trung Bắc tân văn (1913-1941), kể cả tài trợ in sách Đại Nam quấc âm tự vị (hai tập, 1895-1896) của Huỳnh Tịnh Của (1834-1907), gánh hát cải lương Phụng Hảo (1936), v.v… Hãy xem các ông chóp bu của chế độ thực dân nửa phong kiến bấy giờ trực tiếp xác lập tư tưởng chính trị và định hướng tôn chỉ, mục đích bản chí: “Mục đích báo Nam phong là thể cái chủ nghĩa khai hóa của Chính phủ, biên tập những bài bằng quốc văn, Hán văn, Pháp văn để giúp sự mở mang tri thức, giữ gìn đạo đức trong quốc dân An Nam, truyền bá các khoa học của Thái Tây, nhất là học thuật tư tưởng Đại Pháp, bảo tồn quốc túy của nước Việt Nam ta, cùng bênh vực quyền lợi người Pháp người Nam trong trường kinh tế… Báo Nam phong lại chủ ý riêng về sự tập luyện văn quốc ngữ cho thành một nền quốc văn An Nam” (Nam phong tạp chí, số 1, tháng 7-1917, tr.1)… Cứ bằng vào lời phi lộ này và thực chất thước đo hiệu quả “nói và làm” trong suốt 17 năm tồn tại có thể ghi nhận Nam phong tạp chí đã hoàn thành xuất sắc sứ mệnh của mình, đặc biệt trên phương diện văn hóa – văn học, trong khi mệnh đề thứ hai “cùng bênh vực quyền lợi người Pháp người Nam trong trường kinh tế” dường như chỉ là những mỹ từ cho đẹp đường lối chung chứ tuyệt nhiên không ăn nhằm gì và cũng vượt ra ngoài khả năng của một tờ tạp chí chuyên về khoa học xã hội và nhân văn. Thêm nữa, trong bối cảnh dân chủ tư sản, tạp chí vẫn rộng đường thông tin, trao đổi nhiều vấn đề nhạy cảm, dễ thường không lợi cho xu thế tập quyền của nhà nước bảo hộ: Khảo luận về chính đảng (số 103), Chế độ lập hiến và chế độ đại nghị (số 154), Nhân quyền luận (số 133), Chủ nghĩa quốc gia ở Ấn Độ (số 103), Khảo về hiện tình nước Nga (số 121), Vấn đề độc lập của Phi Luật Tân (số 196), v.v. Chính nhờ tinh thần khảo cứu khách quan và thượng tôn tư liệu mà các trang viết trên Nam phong tạp chí được người đương thời đón nhận, đánh giá cao và cho đến ngày nay vẫn còn nhiều phần giá trị.

Trên thực tế, làm nên thành công của Nam phong tạp chí, học giả Chủ bút, Chủ nhiệm Phạm Quỳnh (30.I.1893 – 6.IX.1945) đã có được một ban biên tập và cộng tác viên hùng hậu, gắn bó trong hầu suốt 17 năm tạp chí tồn tại… Nhà thư mục học Nguyễn Khắc Xuyên (1923-2005) trong công trình Mục lục phân tích tạp chí Nam phong (Tái bản. Nxb. Thuận Hóa – Trung tâm Văn hóa ngôn ngữ Đông Tây, Hà Nội, 2002, tr.10-22) từng nhấn mạnh vị thế mấy tác giả chính: Phạm Quỳnh – Nguyễn Hữu TiếnNguyễn Trọng ThuậtNguyễn Bá Học, Nguyễn Đôn Phục và chia loại, tôn vinh theo hai nhóm chủ yếu là nhà văn và nhà thơ… Có thể nói họ đều là những trí thức yêu nước, những cây đại thụ văn hóa đã gắn bó chặt chẽ với Nam phong tạp chí và góp công kiến tạo nền quốc văn – văn học Việt Nam giai đoạn bản lề nửa đầu thế kỷ XX.

2.2. Qua 17 năm phát triển, mảng sáng tác đã ghi dấu ấn sắc nét trên Nam phong tạp chí, đặc biệt khi đặt trong tương quan đời sống văn học trên báo chí giai đoạn cùng thời (1917-1934). Thực tế cho thấy, mặc dù có hai năm tồn tại song song, giao thoa với phong trào Thơ mới (1932-1934) nhưng thơ ca trên Nam phong tạp chí chủ yếu thuộc dòng thơ cũ gắn với thể Đường luật và không để lại dấu ấn nào đáng kể.

Do tính chất phức tạp, phức hợp, nguyên hợp của các loại hình và thể loại văn học mà nhà thư mục học Nguyễn Khắc Xuyên trong Mục lục phân tích Tạp chí Nam phong đã phân loại bộ môn XII- VĂN HỌC theo sáu chủng mục cơ bản: Văn học, văn hóa, văn minh – Văn gia, thi gia – Văn phẩm – Văn thể – Văn học thế giới – Văn học Pháp – Văn học Trung Hoa… Trên thực tế, có thể xác định thành tựu sáng tác trên Nam phong tạp chí chủ yếu lại là văn xuôi với hai thể loại chính là du ký và truyện ngắn…

2.2.1. Trong nền văn học trung đại Việt Nam đã có nhiều sáng tác thuộc thể tài du ký như thơ ca đề vịnh phong cảnh Thăng Long, núi Bài Thơ, Yên Tử, Hoa Lư, sông Hương núi Ngự, Gia Định, Hà Tiên… Bước sang thế kỷ XX, thể tài du ký có bước phát triển mạnh mẽ. Khi thực hiện công trình Mục lục phân tích Tạp chí Nam phong, nhà thư mục Nguyễn Khắc Xuyên xác định du ký (còn được ông gọi là du hành) là một trong 14 bộ môn và nêu nhận xét: “Nhiều khi chúng ta tự cảm thấy, sống trong đất nước với giang sơn gấm vóc mà không được biết tới những cảnh gấm vóc giang sơn. Thì đây, theo tờ Nam phong, chúng ta có thể một phần nào làm lại cuộc hành trình qua tất cả những phong cảnh hùng vĩ nhất, đẹp đẽ nhất của đất nước chúng ta từ Bắc chí Nam, từ Cao Bằng, Lạng Sơn đến đảo Phú Quốc, từ núi Tiên Du đến cảnh Hà Tiên và Ngũ Hành Sơn, từ Cổ Loa, Hạ Long đến Huế thơ mộng… Với thời gian, hẳn những tài liệu này càng ngày càng trở nên quý hoá đối với chúng ta… Trong mục Du ký này, phải kể bài Hạn mạn du ký của Nguyễn Bá Trác, Lại tới Thần kinh của Nguyễn Tiến Lãng; Mười ngày ở Huế, Một tháng ở Nam Kỳ, và nhất là Pháp du hành trình nhật ký của Phạm Quỳnh”…

Như đã phân tích, bên cạnh thể tài du ký nổi trội, ở đây chúng tôi tiếp tục xem xét thành tựu sáng tác truyện ngắn trên Nam phong tạp chí.

Theo thống kê của Nguyễn Đức Thuận, Nam phong tạp chí đã in tổng cộng 73 truyện ngắn (bên cạnh cách duy danh thể loại đoản thiên tiểu thuyết) (Văn trên Nam phong tạp chí (Diện mạo và thành tựu). NXB Văn học, Hà Nội, 2008, tr.257)… Sau này nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Hào đã in Toàn tập truyện ngắn Nam phong (NXB Văn học, Hà Nội, 2012, 540 trang) với tổng cộng 64 truyện. Đối chiếu các tác phẩm truyện ngắn trên Nam phong tạp chí với định hướng tư tưởng chính trị thường được lược qui là “bán nước hại dân”, “cột Việt Nam vào Pháp bằng dây thừng văn hóa”, “nằm trong mưu lược của thực dân Pháp” lại thấy một nội dung khác hẳn. Khác biệt với định hướng chính thống, có thể khẳng định tất cả các tác giả truyện ngắn của Nguyễn Bá Học (1857-1921), Phạm Duy Tốn (1881-1924), Hoàng Ngọc Phách (1896-1973), Nguyễn Mạnh Bổng (1879-1951), Nguyễn Tiến Lãng (1909-1976)… đều nhằm đề cao tinh thần dân tộc, phản ánh hiện thực đời sống xã hội và con người giai đoạn đương thời, tuyệt nhiên không thấy đâu một chiều tâm thế tuyên truyền và phục tòng chế độ thực dân Pháp như một số ý kiến từng qui kết. Xin đơn cử truyện ngắn Sống chết mặc bay của Phạm Duy Tốn được in vào ngay năm thứ hai sau khi tạp chí ra đời, được định dạng trong mục “Một lối văn hay”, trong đó phản ánh thực trạng người nông dân khốn khổ vì vũ lụt và phê phán sâu sắc bọn quan lại ích kỷ, vô trách nhiệm (cho dù truyện có chịu ảnh hưởng và mô phỏng La partie de billard của nhà văn Pháp A. Daudet, 1840-1897). Cốt truyện cô đúc, ngắn gọn, phác vẽ một bên là cảnh người dân cơ cực chống lụt với một bên là tên quan phụ mẫu, “quan cha mẹ” và đồng đảng, mỗi bên hút theo một mối quan tâm, cho đến kết cuộc: “Ấy, trong khi quan lớn ù ván bài to như thế, thì khắp mọi nơi miền đó, nước tràn lênh láng, xoáy thành vực sâu, nhà cửa trôi băng, lúa má ngập hết; kẻ sống không chỗ ở, kẻ chết không nơi chôn, lênh đênh mặt nước, chiếc bóng bơ vơ, tình cảnh thảm sầu, kể sao cho xiết!” (Nam phong tạp chí, số 18, tháng 12-1918, tr.355-357)…

Điều đặc biệt là truyện ngắn Sống chết mặc bay của Phạm Duy Tốn đã được ông Chủ bút, Chủ nhiệm Phạm Quỳnh trực tiếp viết lời dẫn, trong đó nhấn mạnh chiều sâu và sức mạnh nghệ thuật “Shakespeare hóa”: “Quốc văn ta sau này tất phải chịu ảnh hưởng văn Tây nhiều, lối tả thực rồi tất mỗi ngày một thịnh hành. Như bài văn ông Phạm Duy Tốn sau này cũng khá gọi là một bài tả thực tuyệt khéo: đối hai cái cảnh trái ngược nhau, như bày hai bức tranh trước mặt người ta, mà tự khắc nảy ra một cái cảm giác, một cái tư tưởng tự người đọc biết, không cần phải diễn giải ra, là cái cảm giác tức giận, cái tư tưởng thống mạ kẻ “chễm chện” này không biết thương lũ “lấm láp” kia. Văn tả thực mà được như vậy cũng đã khéo thay. Bản báo đăng bài này mà có lời khen ông Phạm Duy Tốn đã có công với quốc văn”…

Có thể nói bản lĩnh nhà văn, tinh thần hướng về quốc gia, dân tộc, thượng tôn bản chất thực tại cuộc sống và ý nghĩa khách quan của hình tượng nghệ thuật đã tạo nên tính nhân dân trong Sống chết mặc bay của Phạm Duy Tốn cũng như thể loại truyện ngắn, mở rộng đến toàn bộ văn xuôi, kể cả tiểu thuyết Quả dưa đỏ của Nguyễn Trọng Thuật và tất thảy thể tài du ký đã từng xuất hiện trên Nam phong tạp chí. Điều này thể hiện định hướng, dòng chủ lưu của tiếng nói nhân dân trong các sáng tác văn xuôi trên Nam phong tạp chí mà không một ai có thể cực đoan bao biện, qui kết, phủ nhận…

2.2.3. Đối với Nam phong tạp chí, hoạt động nghiên cứu, lý luận và phê bình trên tất cả các lĩnh vực tư tưởng chính trị và khoa học xã hội vốn là định hướng chủ yếu của tạp chí

Đặt trong tương quan với định hướng tư tưởng chính trị cũng như xu thế chung của quá trình hội nhập, giao thoa Đông – Tây và qui luật canh tân, đổi mới, phát triển, hiện đại hóa “thổ nạp Á – Âu”, việc các tác giả Nam phong tạp chí quan tâm nhiều đến yêu cầu “điều hòa tân cựu”, “tồn cổ lục”, “tổ quốc túy ngôn”, tập trung bảo tồn di sản văn hóa – văn học truyền thống, đi sâu khảo cứu chữ Hán, chữ Nôm, tiếng Việt, chữ quốc ngữ; khởi động tìm hiểu từ cội nguồn ngữ văn dân gian đến trung đại và hiện đại; tổ chức kỷ niệm và đề cao vị thế danh nhân tác gia văn học như Trần Nhân Tông, Chu Văn An, Vũ Quỳnh, Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Dữ, Nguyễn Gia Thiều, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Lê Quý Đôn, Nguyễn Án, Phạm Đình Hổ, Lê Hữu Trác, Nguyễn Công Trứ, Mạc Thiên Tích, Lý Văn Phức, Nguyễn Đình Chiểu, Phan Văn Trị, Nguyễn Khuyến, Trần Tế Xương, Tản Đà, Tương Phố,…; dịch và giới thiệu nhiều tác phẩm tiêu biểu mà con cháu ngày nay vẫn còn được thừa hưởng như thơ văn thời Lý – Trần (123 bài), Lĩnh Nam chích quái, Quân trung từ mệnh tập, Hồng Đức quốc âm thi tập, Bạch Vân thi tập, Hà Tiên thập cảnh, Thượng kinh ký sự, Văn tế thập loại chúng sinh,

Điểm danh và kiểm định toàn bộ phần sáng tác cũng như khảo cứu, lý luận, phê bình, dịch thuật văn học trên Nam phong tạp chí, thật khó mà qui kết đơn giản, cực đoan một chiều về những âm mưu, tác hại, nọc độc phản dân tộc, ru ngủ thanh niên, xa rời cuộc đấu tranh, phục vụ cho mưu đồ cướp nước, làm lợi cho thực dân…

  1. Trên tinh thần Đổi mới toàn diện đất nước, trong đó có Đổi mới văn học, nhiều hiện tượng tác gia, tác phẩm, trào lưu văn học quá khứ đã được đánh giá, tôn vinh, giới thiệu trở lại, trong đó có vấn đề Nam phong tạp chí và học giả Chủ bút, Chủ nhiệm Phạm Quỳnh…

Theo thống kê bước đầu, các công trình nghiên cứu, giới thiệu từ 1986 đến nay đã khẳng định vị thế Nam phong tạp chí và vai trò học giả Phạm Quỳnh trong nhiều bộ từ điển danh nhân văn hóa, từ điển văn học, chuyên khảo, luận án, luận văn; đặc biệt nhiều tác phẩm quan trọng đã lần lượt được sưu tập và công bố trở lại: Truyện ngắn Nam phong (1989), Mười ngày ở Huế (2001), Mục lục phân tích Tạp chí Nam phong (Tái bản, 2002), Luận giải văn học và triết học (2003. Tái bản, 2016), Pháp du hành trình nhật ký (2004), Du ký Việt Nam – Tạp chí Nam phong (1917-1934), ba tập (2007), Thượng Chi văn tập (2007), Phạm Quỳnh – Tiểu luận viết bằng tiếng Pháp (2007), Văn trên Nam phong tạp chí (Diện mạo và thành tựu) (2008), Phạm Quỳnh – con người và thời gian (2010), Hoa Đường tùy bút và 51 bản dịch thơ Đỗ Phủ (2011), Phạm Quỳnh – một góc nhìn, Tập I (2011), Tập II (2012), Toàn tập truyện ngắn Nam phong (2012), Phạm Quỳnh trong dòng chảy văn hóa dân tộc (2012), Phạm Quỳnh – Tuyển tập du ký (2013. Tái bản, 2014), Đoản thiên tiểu thuyết, truyện ngắn trên Nam phong tạp chí (2013), Thượng Chi Phạm Quỳnh (2015), Phạm Quỳnh – những góc nhìn xứ Huế (2015), v.v…

Có lẽ không cần có thêm lời bình về xu thế Đổi mới, hướng đến các giá trị chân – thiện – mỹ, hướng đến sự đánh giá khoa học, khánh quan, toàn diện, công bằng trước hiện tượng Nam phong tạp chí và học giả Phạm Quỳnh.

  1. Lời kết mở

Việc khảo sát, nhận diện tương quan chính trị và văn học qua trường hợp Nam phong tạp chí không chỉ nhằm xác định, lý giải những so le nhất định trong hoạt động thực tiễn giữa những người làm báo yêu nước với chủ trương của giới thực dân, giữa những cách thức lựa chọn biện pháp đấu tranh khác nhau và hoàn cảnh lịch sử cụ thể giai đoạn 1917-1934 qui định, mà cao hơn thế, còn cần đánh giá tổng thể các lĩnh vực tư tưởng chính trị, khoa học xã hội và nhân văn qua 17 năm tồn tại của tạp chí. Đương nhiên việc đánh giá Nam phong tạp chí theo tinh thần Đổi mới trước hết cần dựa trên sự khảo sát, nghiên cứu tư liệu cụ thể, nghiêm túc, xác định đúng mức những đặc điểm, hạn chế lịch sử, đồng thời khẳng định những giá trị đồng hành với tiến bộ xã hội, với xu thế hội nhập, phát triển, canh tân đất nước. Đã đến lúc cần tổng kết, đánh giá đúng mức vị thế Nam phong tạp chí trong lịch sử báo chí và quá trình hiện đại hóa nền văn học dân tộc những năm đầu thế kỷ XX…

Hà Nội, 5/2017


Droits d’auteur

Licence Creative Commons

 


OpenEdition vous propose de citer ce billet de la manière suivante :
Giang-Huong Nguyen (15 mai 2017). Centenaire de la revue Nam Phong (1917-2017). France - Vietnam : un portail entre les cultures. Consulté le 10 décembre 2024 à l’adresse https://doi.org/10.58079/v7gx


Giang-Huong Nguyen

Giang-Huong Nguyen Chargée de collections en Langues et Littératures d'Asie du Sud-Est Bibliothèque nationale de France

Vous aimerez aussi...

Laisser un commentaire

Votre adresse e-mail ne sera pas publiée. Les champs obligatoires sont indiqués avec *

Ce site utilise Akismet pour réduire les indésirables. En savoir plus sur comment les données de vos commentaires sont utilisées.